Chuyến đi trong ngày không quá nhiều thời gian nhưng vừa đủ để thấy một Sóc Trăng bình dị, mộc mạc đến chừng nào, vừa đủ để mình kịp ghi lại tấm ảnh ở những nơi mình đã ghé qua và vừa đủ để mình nhìn ngắm được vẻ đẹp ở nơi mình được sinh ra.
Bên dưới là những hình ảnh và những nơi mình đã ghé qua trong chuyến đi trong ngày ở Sóc Trăng, mọi người có thể tham khảo.
Xem thêm:
- Bỏ túi 24 cách du lịch một mình như dân phượt chuyên nghiệp
- Du lịch Phú Yên- Đừng nên bỏ lỡ những địa điểm tuyệt đẹp này
- Bỏ túi 3 mẹo nhỏ du lịch tiết kiệm chi phí bất kể du khách nào cũng nên biết
- Thung lũng Ma Thiên Lãnh- Điểm phượt mới toanh ở Tây Ninh dành cho giới trẻ
Nội dung chính
Chùa Dơi – Văn Ngọc Chính, Phường 3
Chùa Dơi là một ngôi chùa có kiến trúc hòa trộn giữa hai nền văn hóa Việt Nam – Campuchia tại tỉnh Sóc Trăng. Chùa còn có tên là Serây tê chô mahatúp, trong tiếng Khmer có nghĩa là do phúc đức tạo nên.
Chùa Wat Pătum Wôngsa Som Rông – Tôn Đức Thắng – Phường 5
Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay còn được người dân địa phương quen gọi là chùa Som Rong. Chùa được xây dựng cách nay đã trên 600 năm. Ngôi chùa Som Rong đầu tiên được dựng lên bằng tre, gỗ và lợp lá đơn sơ, ở vị trí bên kia đường, cách vị trí chùa hiện tại là gần 1.000m. Ngôi chùa trước đây có rất nhiều cây Som Rong tự sinh sôi, phát triển nên nhà chùa lấy tên của loài cây Som Rong, có hoa gọi là Bôtum để đặt tên cho chùa.
Chùa Chén Kiểu – Chùa Sà Lôn – QL1A, Đại Tâm, Mỹ Xuyên
Chùa có tên Khmer là “Wath Sro Loun”, để dễ phát âm, từ “Sro Loun” được đọc chại thành “Sà Lôn”. “Sro Loun” lại có nguồn gốc từ chữ “Chro Luong”, là tên của một con rạch chạy dọc theo đường làng trước đây ở gần chùa, và tên gọi ấy đồng thời cũng được dùng để đặt tên chùa. Sở dĩ chùa Sà Lôn còn được gọi là “chùa Chén Kiểu” là do dùng những mảnh chén, đĩa sứ ốp lên tường để trang trí.
Năm 1815, chùa được dựng nên bằng cây lá như những ngôi chùa khác. Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc như ngày nay, Trong quá trình xây dựng, do thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến là quyên góp chén, dĩa từ bà con trong phum, sóc để ốp lên tường.
Ý tưởng này vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, vừa tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng. Cũng từ đó, chùa còn được nhân dân biết đến với tên gọi thứ hai: “Chùa Chén Kiểu”.
Chùa Ông Bổn (Hòa An Hội Quán) – Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1
Chùa Ông Bổn là cách gọi quen thuộc của bà con Sóc Trăng, cũng có người gọi là chùa A Côn – Hòa An Hội Quán và trước đó có tên là Thất phủ miếu đã tồn tại 130 năm trước.
Thất phủ miếu được xây dựng vào năm 1875 tại làng Khánh Hưng, tổng Nhiêu Khánh (Sau này là Quận Châu Thành, Sóc Trăng).
Ở đâu đó miền tây vẫn còn có một nơi thật sự bình yên, hãy thử một lần cảm nhận bằng hết tất cả tình yêu cho mảnh đất này – Bạn sẽ thấy một Sóc Trăng hoàn toàn khác.